tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 06-04-2021 Lượt xem : 973

Đau vùng kín sau sinh, đau vùng xương mu sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở các chị em phụ nữ vừa trải qua quá trình sinh nở. Chính vì đây là trường hợp không hiếm thấy nên một số mẹ bỉm lại xem thường cho qua và nghĩ rằng không có gì đáng lo lắng? Nhưng thật sự đau vùng kín sau khi sinh hay đau vùng xương mu sau khi sinh có hoàn toàn là chuyện bình thường hay cảnh báo bạn đang mang trong mình mầm mống của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Những thông tin sau đây sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân khiến vùng kín bị đau sau khi sinh và giải đáp vấn đề đau vùng kín sau khi sinh, đau vùng xương mu sau khi sinh có nguy hiểm không? 

ĐAU VÙNG KÍN SAU KHI SINH - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

1. Nguyên nhân gây đau vùng kín sau khi sinh 

Đau vùng kín sau sinh thường hay đau vùng kín sau sinh mổ đều khiến các chị em vô cùng khó chịu và gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bị đau vùng kín sau sinh như: 

  • Nguyên nhân đầu tiên: Khi em bé chui khỏi cơ thể người mẹ qua cửa mình thì bang quang lúc này sẽ bị kéo căng, gây tổn thương đến hệ thần kinh và các cơ ở vùng kín trong thời gian ngắn. Đó là lý do mà chị em sẽ cảm thấy đau tức vùng kín cũng như tiểu tiện khó khăn trong thời gian đầu sau khi sinh em bé. 
  • Nguyên nhân thứ hai: Đau vùng kín sau sinh thường là bởi trong quá trình sinh con, tầng sinh môn của nữ giới sẽ bị rách bởi vì đầu của em bé luôn lớn hơn cửa mình của người mẹ. Để có thể đưa được đứa bé ra ngoài thì vùng kín phải giãn khoảng 10-15 lần so với lúc bình thường. Bên cạnh đó, trường hợp sản phụ sinh khó thì bắt buộc bác sĩ phải rạch vùng kín rộng ra mới có thể lấy em bé ra khỏi cơ thể của mẹ. 
  • Nguyên nhân thứ 3: Nữ giới bị đau vùng kín sau sinh mổ hoặc đau vùng kín sau sinh thường còn xuất phát từ khả năng xảy ra sa tử cung. Sa tử cung sẽ khiến bệnh nhân đau đớn vùng kín và gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, hoạt động mạnh hay đau khi quan hệ. 

Bạn đang lo lắng và cần được tư vấn về tình trạng đau vùng kín sau sinh hãy gọi ngay cho bác sĩ qua số  0899.809.1150

2. Đau vùng kín sau khi sinh có nguy hiểm không?

Đau vùng kín sau sinh thường hay đau vùng kín sau sinh mổ nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cứ cứ tiếp tục kéo dài mà không có sự thuyên giảm hay trở nên nặng hơn thì cô bé của bạn có thể đã bị tổn thương do thiết bị, kỹ thuật trong quá trình hộ sinh, hoặc nguy hiểm hơn đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm: 

Viêm nhiễm phụ khoa

Đa số nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa là do vệ sinh âm đạo không đúng cách, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cũng như nấm men phát triển và tấn công vùng kín.Với phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thì nguy cơ viêm nhiễm còn cao hơn. Viêm nhiễm phụ khoa khiến chị em rất ngứa ngáy và đau nhói vùng kín. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,...âm đạo mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản về sau. 

Khô âm đạo

Sau khi sinh, môi trường âm đạo rất dễ bị mất cân bằng, nhất là độ ẩm và hệ vi sinh có lợi. Tình trạng này kéo dài làm chị em bị khó chịu, vùng kín rát và đau nhói, gây cản trở đời sống chăn gối, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. 

Viêm vùng chậu

Đau vùng kín sau sinh có khả năng cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh viêm cùng chậu. Đây là bệnh lý phụ khoa bị gây ra bởi sự viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Bệnh gây nhiễm trùng cơ quan sinh sản của nữ giới như gây tổn thương buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung. Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, vì vậy, cần phải điều trị sớm, nếu không sẽ gây các mô sẹo cả bên trong và ngoài ống dẫn trứng, làm tắc nghẽn ống dẫn trứng, nữ giới có khả năng bị vô sinh hiếm muộn. 

Đau vùng kín có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh xã hội

Nữ giới sau khi sinh có nhiều khả năng mắc phải các bệnh lý xã hội như sùi mào gà, lậu hay mụn rộp sinh dục. Chúng khiến chị em luôn trong tình trạng vùng kín bị đau rát và nhức nhói khó chịu. 

   Sùi mào gà: Biểu hiện của bệnh sùi mào là xuất hiện các mụn sùi, mọc thành chùm như mào gà, có màu hồng nhạt, khiến vùng da ngay đó bị đau rát kinh khủng. 

   Mụn rộp sinh dục: Mụn nước và mụn mủ sẽ nổi khắp bề mặt vùng kín khi phụ nữ bị mụn rộp sinh dục. Nếu không may để vỡ các mụn này, khiến chúng lở loét thì chị em sẽ bị đau đớn và rát buốt dữ dội. 

Với những sự nguy hiểm vưa nêu trên, các bác sĩ phụ khoa luôn khuyến cáo sau khi sinh, các mẹ nên khám định kỳ trong 6 tháng. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì lập tức liên hệ ngay các chuyên gia để được kiểm tra và thăm khám kịp thời, tránh hậu quả không mong muốn. 

ĐAU VÙNG XƯƠNG MU SAU KHI SINH CÓ SAO KHÔNG ?

Đau vùng xương mu sau khi sinh, đau buốt vùng xương mu sau sinh có sao không là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa rất lo lắng. Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp đau vùng mu sau khi sinh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu tình trạng này càng ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến di chuyển, vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày.  

1. Tại sao lại bị đau vùng xương mu sau khi sinh 

Trong quá trình mang thai, kích thước của tử cung sẽ to lên khiến khung xương chậu sẽ có nhiều biến đổi. Đau vùng xương mu sau khi sinh thường xuất hiện ở hai bên bẹn, vùng đùi và khung chậu. Dấu hiệu thường gặp là những cơn đau ầm ĩ xung quanh xương chậu và vùng kín, các cơn đau kéo dài khiến chị em đi lại và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. 

Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng xương mu sau khi sinh, đau buốt vùng xương mu sau sinh như: 

Em bé quay đầu

Theo nguyên tắc tự nhiên là em bé sẽ quay đầu để chuẩn bị ra đời vào những tháng cuối thai kỳ. Khi quay đầu, thai nhi sẽ áp sát vào xương chậu, gây chèn ép lên xương và dây thần kinh của vùng này. Cũng trong thời gian này, cơ thể sẽ tiết ra hormon progesterone và relaxin làm mềm khung chậu và dây chằng để giúp chuyển dạ cũng như quá trình sinh con được dễ dàng hơn. Điều này đã gây ra tình trạng đau xương mu cho thai phụ trong quá trình mang thai. 

Vào những cuối tháng kỳ, em bé quay đầu chèn ép khung xương, khiến mẹ bị đau vùng xương mu.

Thiếu hụt canxi

Mang thai và sinh con đều khiến cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt canxi, vitamin B12, vitamin D làm các dây thần kinh ngoại vi bị cản trở, gây tê, đau khớp kéo theo tình trạng đau mỏi, hệ xương giảm săn chắc. 

Bên cạnh đó, canxi đóng vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy mà trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu không dung nạp đủ canxi qua chế độ ăn uống để truyền cho thai nhi thì thai nhi sẽ tự động lấy canxi từ những xương gần đó, làm xương người mẹ mềm và trở nên yếu hơn. Ngoài ra, thai nhi càng lớn thì nhu cầu nạp canxi càng nhiều. Đồng thời sự phát triển về kích thước của thai nhi cũng gây chèn ép lên khung xương, khiến mẹ bầu thêm phần đau đớn. 

Hoạt động, vận động mạnh sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh rất yếu ớt, do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo các mẹ là không được vận động, hoạt động mạnh mà cần nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục sức khỏe. Sự vận động, hoạt động mạnh thể gây ra nhiều tổn thương như đau vùng xương mu, suy nhược cơ thể và cơ thể phục hồi lâu hơn. 

Viêm nhiễm đường tiết niệu

Cơ thể phụ nữ rất yếu ớt khi vừa trải qua quá trình sinh nở, sức đề kháng yếu, quá trình tiết sản dịch kéo dài nên thường xuyên phải sử dụng băng vệ sinh. Vô tình đây lại là môi trường thích hợp cho các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và dễ dàng gây viêm nhiễm đường tiết niệu. 

Đồng thời, do cấu tạo đường tiết niệu ở nữ giới ngắn và thẳng hơn ở nam giới, cơ quan này cũng nằm gần hậu môn nên khả năng bị nhiễm khuẩn khá cao. Viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra không ít khó chịu cho người bệnh như tiểu rắt, tiểu buốt, đau buốt vùng xương mu, nặng hơn còn sốt cao và ớn lạnh. 

Viêm vùng chậu

Đau buốt vùng xương mu sau sinh còn là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Vùng chậu nằm dưới hai bên xương hông và giáp với xương đùi nên dễ bị tấn công, dẫn đến viêm nhiễm và làm đau xương mu. Viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: apxe buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, thậm chí kinh khủng hơn là vô sinh, hiếm muộn. 

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang rất dễ xảy ra với phụ nữ vừa mới sinh con, bởi vì những tổn thương ở vùng kín sau khi sinh là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng dẫn đến bệnh viêm bàng quang. Biểu hiện của viêm bàng quang là đau xương mu, đau hai bên lưng, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi hôi, thậm chí là kèm theo máu,...

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý phụ khoa gây ra tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh ở nữ giới.

2. Đau vùng xương mu sau khi sinh - ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống bệnh nhân

Đau vùng xương mu sau khi sinh, đau buốt vùng xương mu sau sinh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng gây ra ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống của chị em như: 

  • Suy nhược cơ thể: Chị em bị đau vùng xương mu sau khi sinh rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Xương mu bị sưng và đau nhức gây nhiều bất tiện cũng như ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận động và di chuyển của bệnh nhân. Bên cạnh đó, mệt mỏi, suy nhược kéo dài còn khiến chị em dễ bị stress, chất lượng sữa và quá trình chăm con vì thế mà cũng bị ảnh hưởng theo. 
  • Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối: Những cơn đau dai dẳng, kéo dài khiến chị em mang tâm lý e ngại, tự ti, changer còn hứng thú với chuyện chăn gối, lãnh cảm đời sống vợ chồng. Về lâu dài, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng, thờ ơ, nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình rất lớn. 
  • Tăng khả năng vô sinh, hiếm muộn: Đau vùng xương mu sau khi sinh không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà nếu kéo dài còn có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người bệnh, chị em có nguy cơ đối mặt với trường hợp xấu nhất là vô sinh, hiếm muộn. 

Mọi thắc mắc về bệnh lý phụ khoa, hãy gọi cho chuyên gia qua số 0899.809.1150

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC ĐAU VÙNG KÍN SAU SINH, ĐAU VÙNG XƯƠNG MU SAU KHI SINH? 

Để khắc phục đau vùng kín sau sinh và đau vùng xương mu sau khi sinh thì tùy thuộc vào mức độ bệnh lý như thế nào mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp: 

1. Điều trị bằng thuốc

Nếu đau vùng kín sau sinh, đau vùng xương mu sau khi sinh xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc uống giúp tiêu viêm và kháng khuẩn. Chị em cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng cùng như hướng dẫn sử dụng đã kê toa. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ, gây nguy hiểm cho chị em phụ nữ. 

Điều trị đau vùng kín sau sinh, đau vùng xương mu sau khi sinh bằng thuốc và bằng vật lý trị liệu.

2. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Với phương thức điều trị này, các y bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xoa bóp và bấm huyệt. Bên cạnh đó còn áp dụng phương pháp ngoại khoa, sử dụng sóng từ kỹ thuật cao với những trường hợp biểu hiện bệnh khá tệ. Đây là kỹ thuật đánh giá cao bởi những hiệu quả mà nó mang lại cho người bệnh, giúp bệnh nhân dễ dàng lưu thông máu, nhanh chóng khắc phục đau vùng kín, đau vùng xương mu và rút ngắn thời gian điều trị. 

Bên cạnh 2 phương pháp điều trị nêu trên, nếu muốn tình trang đau vùng kín sau sinh và đau vùng xương mu sau khi sinh nhanh chóng được khắc phục thì chị em cũng nên lưu ý những vấn đề: 

Chế độ ăn uống thích hợp: Việc cần tránh nếu bạn không muốn tình trang đau vùng kín, đau xương mu nặng hơn là táo bón. Táo bón có thể làm vết rách trầm trong hơn và gây đau buốt âm đạo sau sinh. Để tránh nguy cơ mắc táo bón, chị em hãy kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại trái cây chua, thức ăn nhanh, bia, rượu,... Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ và thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: rau mồng tơi, rau dền, khoai lang, chuối, táo, đu đủ,... 

Ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón, khắc phục đau vùng kín sau sinh hiệu quả hơn.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Để sức khỏe có thể được nhanh chóng hồi phục, chị em cần tránh vận động mạnh. Hãy xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp giảm đau vùng kín, đau vùng xương mu sinh đáng kể. 

Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng: Bằng các động tác nhẹ nhàng không những giúp chị em tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm đau hiệu quả. 

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, chị em đã hiểu rõ hơn về bệnh lý đau vùng kín sau sinh và đau vùng xương mu sau khi sinh. Sau quá trình sinh nở, nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường thì phải đến ngay những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe chính mình chị em nhé!