tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 18-05-2021 Lượt xem : 1278

Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi là một những biểu hiện cảnh báo sức khỏe nữ giới đang có vấn đề. Trễ kinh và mệt mỏi khiến không ít chị em lo lắng, không biết mình có mang thai hay có bệnh gì không. Vậy nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi là gì? Thấy mệt mỏi và chậm kinh có thai không? Những thông tin sau đây sẽ giúp nữ giới hiểu rõ về tình trạng này. Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi là một những biểu hiện cảnh báo sức khỏe nữ giới đang có vấn đề. Trễ kinh và mệt mỏi khiến không ít chị em lo lắng, không biết mình có mang thai hay có bệnh gì không. Vậy nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi là gì? Thấy mệt mỏi và chậm kinh có thai không? Những thông tin sau đây sẽ giúp nữ giới hiểu rõ về tình trạng này. 

PHỤ NỮ TRỄ KINH VÀ MỆT MỎI CÓ PHẢI ĐÃ CÓ THAI? 

Thấy mệt mỏi và chậm kinh có thai không? Nếu nữ giới đã lập gia đình hoặc những người đã quan hệ tình dục thì khả năng mang thai sẽ cao hơn những người chưa quan hệ khi có biểu hiện trễ kinh và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì chưa thể chắc chắn là bạn có mang thai hay không mà cần quan sát thêm các dấu hiệu như: 

Phù nề: Bạn có thể sẽ bị phù nề do tích nước mặc dù lượng nước uống vãn như bình thường. Đó là do khi mang thai thai sẽ khiến lượng hormone progesterone tăng lên và dẫn đến phù nề. 

Đau lưng thường xuyên: Khi mang thai, dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cũng như cơ bụng sẽ lỏng lẻo hơn, dẫn đến những cơn nhức dọc theo sống lưng. Tình trạng này sẽ còn khó chịu hơn khi thai nhi càng lớn. 

Buồn nôn: Bên cạnh chậm kinh và mệt mỏi thì nôn ói là dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai. Chị em mang thai sẽ bị nôn ói là do sự thay đổi của hormone và cấu trúc vùng bụng. Bên cạnh đó, việc nhạy cảm với mùi cũng dễ làm tăng tình trạng nghén, đồng thời, một số chị em cũng gặp các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng và táo bón. 

Chóng mặt:Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng máu để cung cấp cho hệ tuần hoàn làm việc quá sức. Chính vì vậy mà thai phụ sẽ có biểu hiện chóng mặt

Căng tức ngực: Ngực bị căng tức và nhũ hoa thâm hơn là dấu hiệu khá dễ nhận biết có thể chị em đã mang thai. Một số thai phụ còn có triệu chứng nhũ hoa lồi ra bất thường và quầng thâm lan rộng hơn. Lý do là lượng hormone progesterone và estrogen trong cơ thể đã bị thay đổi. 

Táo bón: Nội tiết tố của chị em sẽ bị thay đổi và gây ra những rối loạn khi có sự xuất hiện của một bào thai. Vì vậy mà nữ giới khi mang thai sẽ thường gặp phải tình trạng táo bón do suy giảm chức năng đường ruột gây ra. Thai phụ cần lưu ý khắc phục hiện tượng này bởi tỷ lệ người có thai mắc bệnh trĩ là khá cao. 

Thử thai que 2 vạch: Nếu bạn thấy mình bị trễ kinh và mệt mỏi đi kèm với những dấu hiệu nêu trên thì gợi ý tốt nhất lúc này là hay mua que thử thai về kiểm tra. Đây là cách nhanh nhất có thể giúp bạn xác định là mình phải đang mang thai hay không. Thông thường, sau khoảng 10 - 14 ngày trễ kinh, nữ giới đã có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra xem mình có bầu không. Tuy nhiên, que thử thai cũng không thể chính xác 100% bởi trong trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thai ngoài tử cung thì que thử thai vẫn chỉ hiện 1 vạch. 

=> Để biết chính xác tình trạng thấy mệt mỏi và chậm kinh có thai không thì chuyên gia khuyên chị em là hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và kiểm tra cho kết quả chính xác nhất. Trong trường hợp không phải mang thai, nếu xuất phát từ các nguyên nhân khác thì cũng có biện pháp khắc phục nhanh chóng nhất. 

NGUYÊN NHÂN CHẬM KINH MỆT MỎI DO ĐÂU? 

Như có nói, với những chị em đã quan hệ tình dục hoặc lập gia đình thì chậm kinh và mệt mỏi có thể mang thai là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với những người chưa quan hệ tình dục thì nguyên nhân do đâu? Vậy nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi nhưng không phải có thai là gì? 

Tâm lý có vấn đề 

Nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi đầu tiên chính tâm lý không ổn định. Việc phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng. lo âu, stress,  chịu áp lực từ cuộc sống, công việc,..đều dễ làm rối loạn kinh nguyệt và gây chậm kinh. Bên cạnh đó, nếu tâm lý có vấn đề, bất ổn sẽ tác động đến vùng đồi não, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hormone. Đây chính là lý do khiến chu kỳ rụng trứng chậm hơn bình thường. 

Thay đổi cân nặng đột ngột 

Cân nặng là một trong những yếu tố dẫn đến trễ kinh và mệt mỏi. Khi cân nặng bị thay đổi như tăng hoặc giảm đột ngột do ăn nhiều hay kiêng ăn sẽ khiến cho hormone sinh dục trong cơ thể bị thay đổi. Vì vậy mà ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng chậm kinh.  

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý 

Việc ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi mà chị em cần lưu ý khắc phục. Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng bị chịu tác động từ thói quen ăn uống và nghỉ ngơi. Nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc dung nạp quá nhiều thực phẩm thiếu lành mạnh, thường xuyên thức khuya, vận động quá sức,... thì rất dễ bị trễ kinh và mệt mỏi.

Tác dụng phụ của thuốc 

Theo bác sĩ sản phụ khoa cho biết, chị em thường xuyên sử dụng những loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm cân, thuốc an thần, thuốc nội tiết tố, thuốc chống đông máu,... hoặc thuốc tránh thai cả khẩn cấp lẫn hằng ngày đều khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh. Để khắc phục tình trạng trễ kinh và mệt mỏi, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để ngưng việc sử dụng thuốc. Với những chị em bị trễ kinh do thuốc tránh thai gây ra thì cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không. Nếu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt quá nặng, kéo dài quá nhiều ngày và khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng thì tốt nhất nên ngừng sử dụng các thuốc này và thay thế bằng những phương pháp tránh thai an toàn khác. 

Giai đoạn tiền mãn kinh 

Chị em bước vào giai đoạn trung niên đều sẽ trải qua giai đoạn mãn kinh và đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu mã kinh quá sớm, khoảng trước 40 tuổi thì đây được xem là bệnh lý. Mãn kinh sớm hay suy buồng trứng sớm sẽ khiến cơ thể nữ giới bị thiếu hụt lượng hormone khá lớn, do đó sẽ dẫn đến tình trạng trễ kinh và mệt mỏi. Bệnh cần được điều trị  kịp thời bởi mãn kinh sớm có thể kéo theo đổ mồ hôi về đêm hay khô âm đạo,... 

Mắc bệnh lý phụ khoa 

Những bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm buồng trứng hoặc các bệnh về đông máu,.. đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến chị em bị rụng trứng. Nếu nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi xuất phát từ bệnh lý phụ khoa thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh có thể dẫn đến rát nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm sút sức khỏe, giảm ham muốn tình dục, tổn thương cơ quan sinh sản và nặng nề nhất là có nguy cơ đối mặt với vô sinh - hiếm muộn. 

NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH TRỄ KINH VÀ MỆT MỎI? 

Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, việc làm sao để kinh nguyệt diễn ra đều đặn mỗi tháng là điều hết sức quan trọng. Để có thể phòng tránh trễ kinh và mệt mỏi, các chuyên gia khuyên phái đẹp nên: 

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế tối đa các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện. 
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp. Tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc, làm việc nhẹ nhàng và tránh lao động quá sức. 
  • Chăm sóc và vệ sinh vùng kín thật kỹ càng, sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ cũng như trong quá trình hành kinh. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, nhất là những chị em trong độ tuổi sinh sản thì đây là việc vô cùng quan trọng. 

Trên đây là những thông tin về hiện tượng trễ kinh và mệt mỏi; nguyên nhân chậm kinh mệt mỏi cũng như giải đáp thấy mệt mỏi và chậm kinh có thai không. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được tư vấn trực tiếp, chị em hãy gọi đến hotline 0899.809.1150 hoặc click vào khung tư vấn bên dưới. Cảm ơn đã theo dõi!