tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 06-05-2020 Lượt xem : 2554

Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không? là câu hỏi của nhiều chị em khi đang nghi hoặc tình trạng bệnh của bản thân. Điều này cũng rất dễ hiểu do những dấu hiệu nhận biết không quá đặc thù. Có thể biểu hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Đây là một loại bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Bài viết này giới thiệu về bệnh lậu, sự nguy hiểm của bệnh và những phương pháp điều trị của bệnh hiện nay.

Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bệnh lậu đang là nỗi sợ của rất nhiều chị em vì mức độ nguy hiểm và nó ở trong tình trạng “ẩn thân” khiến chị em không phòng tránh được. Nhiều chị em còn không biết thời gian bắt đầu mắc bệnh là khi nào và vì sao. Đây là hiện tượng báo động trong cộng đồng. 

Bệnh lậu ở nữ giới là gì?

Bệnh lậu thuộc bệnh nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu, hậu môn, họng. Do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) là một là một song cầu Gram(-), sống trên vật chủ là người. Bệnh lậu ở nữ không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện triệu chứng ( hơn 50% người mắc). Do đó, người mắc phải thường không biết bản thân bị bệnh, thường lây cho người khác. 

Bệnh biểu hiện chủ yếu ở cơ quan sinh dục và có một số biểu hiện cấp tính như sau:

  • Thấy chảy mủ từ niệu đạo, cổ tử cung với số lượng nhiều, mùi hôi.
  • Đau khi giao hợp, đau bụng dưới.
  • Đi tiểu buốt.
  • Tử cung đỏ, phù nề, chạm vào thấy chảy máu.

Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?

Bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác, đều rất nguy hiểm đối với con người. Thời gian ủ bệnh ngắn thì từ 2 đến 5 ngày, dao động từ 1 đến 4 ngày. Bệnh có thể lây trong thời gian ủ bệnh khi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào, lây trong thời gian đã mắc bệnh nhưng cũng k có triệu chứng nào. Do ở nữ không biểu hiện ra ngoài nhiều nên nguy cơ lây nhiễm cao. 

Một số biến chứng của bệnh là: 

  • Viêm tuyến Skene, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, hố chậu, viêm hậu môn, trực tràng.
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh
  • Đối với phụ nữ mang thai: Bệnh có thể gây vỡ ối non, viêm màng ối, sinh non.
  • Ngoài ra còn gây ra hội chứng viêm da khớp, viêm màng não, Viêm nội tâm mạc.
  • Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục( hơn 90%).Và có thể lây từ mẹ sang con nhưng rất ít xảy ra. Có thể lây qua các con đường khác nhưng rất hiếm xảy ra.

Có thể thấy đây là bệnh xã hội gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Con đường lây nhiễm đặc trưng và có thể lây nhiễm trong cộng đồng mà không có một dấu hiệu nào. Vậy bệnh lậu ở nữ có chữa được không? Có phải chăng khi ở giai đoạn cấp tính mới phát hiện ra bệnh? 

Bệnh lậu ở nữ giới có chữa được không?

Bệnh lậu là một trong những bệnh được biết đến sớm nhất của loài người. Nó được mô tả trong kinh thánh bởi các tác giả sống từ thế kỷ 16. Dần dần có tên gọi vào thế kỷ thứ 4 -5 trước công nguyên, sau đó được các bác sĩ nghiên cứu kỹ và những cách điều trị khác nhau. 

Bệnh lậu ở nữ có chữa được không?

Theo thông tin y tế, bệnh lậu có thể được chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện và chữa trị sớm. Điều quan trọng là thăm khám thường xuyên, định kỳ để phát hiện sớm. 

Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân mà sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất. Ngoài ra, áp dụng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu giúp khỏi bệnh hiệu quả hơn. 

Một số nguyên tắc điều trị như sau:

  • Điều trị đồng thời nhiễm cả Chlamydia
  • Điều trị giai đoạn sớm
  • Điều trị đúng với phác đồ
  • Điều trị cho cả bạn tình.
  • Tuân thủ chế độ điều trị như không quan hệ tình dục, không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác, và một số yêu cầu khác.
  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau quá trình điều trị để sàng lọc và phát hiện bệnh.

Một số loại thuốc được dùng trong phác đồ điều trị bệnh lậu là: 

  • Cefixim 400mg
  • Ceftriaxone 250mg
  • Spectinomycin 2g
  • Cefotaxim 1g

Lưu ý: Không dùng Doxycyclin và Tetracyclin cho phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú.

Khi điều trị bệnh lậu hoặc đang nghi bệnh, cần đến ngay các bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm giúp tăng tối đa hiệu quả của việc chữa bệnh. Bên cạnh đó cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc trên về để tự chữa vì đây là một căn bệnh nguy hiểm và phức tạp. Người không có trình độ chuyên môn không thể theo dõi và điều trị cho bản thân và người khác. 

Phòng khám đa khoa TPHCM là phòng khám có các bác sĩ tay nghề cao, chữa các bệnh xã hội, phụ khoa, nam khoa tại địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chat ngay với tư vấn viên để được biết thêm về tình trạng hiện tại chính xác và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa. Để lại số điện thoại và các triệu chứng kèm thời gian biểu hiện bệnh nếu bạn bận để chúng tôi liên hệ lại sớm nhất.

Bệnh lậu ở nữ giới không điều trị có sao không?

Các bệnh về sinh lý hay tâm lý đều giống nhau một điểm đó là nếu không được chữa trị, bệnh sẽ càng ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng có hại hơn đối với người mắc phải. Bệnh lậu lại là bệnh xã hội, có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Có nhiều trường hợp ngại ngùng và không dám đi khám gây ra việc nhiễm cho nhiều người khác. Hiện nay, khi điều trị các bệnh xã hội, bệnh nhân tuyệt đối sẽ được giữ bí mật thông tin về bản thân.

Như vậy, trên đây là tất cả những chia sẻ về bệnh lậu và trả lời câu hỏi “Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?” Bên cạnh đó, là một số thông tin về phương pháp và lưu ý khi điều trị bệnh. Mong rằng những thông tin này có hữu ích đối với các bạn!