tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 08-05-2020 Lượt xem : 4057

Bị người nhiễm HIV cào chảy máu ? Có rất nhiều tình huống “tai nạn” bất ngờ hoặc những sự “cố ý” gây ra những vết thương nhỏ. Đừng nên chủ quan và tham khảo bài viết phân tích những tình huống có khả năng xảy ra tình huống, nguy cơ lây nhiễm và những việc nên làm để người đọc có những biện pháp đề phòng hiệu quả nhất này. 

 

Những tình huống nào bị người nhiễm hiv cào chảy máu ? 

Trong cuộc sống ngày nay, việc tương tác, hoạt động và sống chung với người nhiễm HIV không còn xa lạ nữa. Thái độ của cộng đồng với người nhiễm HIV cũng tích cực hơn. Nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp phải những tình huống không lường trước được. Cùng phân tích những trường hợp khác nhau dưới đây để có những biện pháp đề phòng cho bạn, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Trường hợp bị người HIV cào xước da khi đang đi ngoài đường

Trong quá trình sống và di chuyển, chúng ta khó tránh khỏi những tình huống “trớ trêu” như việc bị xe quẹt trúng, bị vật lạ văng vào người, bị người khác quẹt qua, bị những vật trên cao rơi trúng,... Trường hợp nào cũng đều thường thấy tưởng chừng như rất bình thường nhưng trong đó có những nguy cơ nguy hiểm tiềm tàng. Như là...nếu người quẹt trúng bạn gây ra vết thương hở bị nhiễm HIV, khi đó bạn đang trong tình trạng bị người mắc hiv cào xước da.

Hoặc ngược lại, vô tình chính bạn lại là người cào chảy máu người mắc HIV. Tình huống này rất nguy hiểm, bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao. Nguy hiểm hơn là bạn không biết người gây ra vết thương cho bạn là người bị nhiễm HIV để có những biện pháp chữa trị kịp thời. Vì vậy, không nên chủ quan khi xảy ra những tai nạn nhỏ. 

Trường hợp bị người nhiễm HIV cào trong những hoạt động vui chơi, hoạt động cộng đồng. 

Các hoạt động cộng đồng, các hoạt động tình nguyện xã hội diễn ra thường niên hàng năm, theo các phong trào và các chiến dịch tuyên truyền khác nhau. Với sự cởi mở của cộng đồng, các hoạt động thu hút nhiều người tham gia với nhiều lứa tuổi, Đặc biệt là độ tuổi thanh thiếu niên. Độ tuổi nhiệt huyết thể hiện bản thân, độ tuổi mong muốn góp sức mình để xã hội tốt đẹp hơn, có ích cho xã hội. 

Đây là những hoạt động cộng đồng có ích và được ủng hộ. Trong số đó có các hoạt động cùng những cộng đồng người nhiễm HIV, giúp họ hòa nhập với cuộc sống và sống chung với HIV một cách tự nhiên nhất. 

Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở đây trong các hoạt động vui chơi, tương tác với nhau. Các trường hợp khó xử như bị người HIV cào, đụng trúng có thể gặp phải. Hoặc chính người bị cào và đụng trúng chính là người nhiễm HIV đều có thể xảy ra. Nếu chúng ta quá đề phòng, thì rất có thể không thể truyền tải hết mục đích của hoạt động. Do đó, không nên thể hiện quá sự xa cách nhưng vẫn giữ được những biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm. 

Trường hợp bị người HIV cào xước da trong sinh hoạt hàng ngày 

Trường hợp đối này nói đến các tương tác và tiếp xúc với người quen biết như đồng nghiệp, người thân trong gia đình. Chúng ta là người hàng ngày gặp và tiếp xúc, hoạt động cùng người nhiễm HIV. Xác suất bị người nhiễm HIV cào, và trúng sẽ cao hơn nhiều. Những tai nạn nhỏ như cào xước da của nhau có khả năng xảy ra, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.  Hiện nay có rất nhiều người sống chung với người nhiễm HIV, những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cũng có nhiều cách khác nhau tùy và thói quen và lịch sinh hoạt của mỗi gia đình. Cần thống thống nhất với nhau những công việc nên làm và nên tránh để có sự tương tác hài hòa và hiểu lẫn nhau, giữ được mối quan hệ bền chặt. 

Trường hợp bị người HIV cào chảy máu trong các cuộc ẩu đả

Mặt trái của những hoạt đồng vì cộng đồng là những cuộc ẩu đả, cố tình gây thương tích cho con người. Ngược lại với những trường hợp trên, trường hợp này đối tượng chủ mưu hoặc gây ra thương tích cho người khác là người có ý đồ gây hại đến một hoặc một số đối tượng cụ thể. 

Hiện nay không hiếm gặp những tình trạng này trong xã hội vì lý do báo thù, “chơi xấu”,... Do đó, hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ những người dùng thủ đoạn này sẽ tìm những cách thức xấu khiến bản thân người bị hại tổn thương. Vậy khi bị người nhiễm HIV cào chảy máu có bị lây không? 

Khi bị người nhiễm HIV cào chảy máu có lây không? 

Đối với những người không mắc HIV, việc vô tình khiến người khác bị thương nhẹ là điều bình thường, chỉ cần băng bó và sát trùng tránh nhiễm khuẩn. Người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị thương trong các trường hợp vô tình hay cố ý. Vậy có nguy hiểm không và chúng ta nên làm gì?

Khi bị người nhiễm HIV cào có sao không? 

Virus HIV có thể sống trong môi trường máu, nước ối, sữa mẹ và có rất ít trong nước mắt, nước tiểu, nước bọt. Vậy trong móng tay của người nhiễm HIV không có virus HIV thì bị người nhiễm HIV cào có bị lây không? Trường hợp xảy ra việc nhiễm HIV từ móng tay của là chưa có khả năng. Khả năng có nguy cơ lây nhiễm HIV khi trong móng tay có dính máu của người nhiễm HIV, vết thương sâu, chảy máu nhiều. Hiện nay rất hiếm xảy ra trường hợp lây nhiễm HIV qua móng tay hoặc bị người mắc HIV cào xước da, cào chảy máu. Nhưng chúng ta không nên chủ quan.

Nên làm gì khi bị người HIV cào chảy máu?

Việc lây nhiễm từ việc bị người nhiễm HIV cào là rất ít xảy ra. Khiến chúng ta không thể yên tâm hoàn toàn khi điều này xảy ra. 

Việc chúng ta cần làm là khử trùng vết thương bằng các dung dịch rửa vết thương. Sau đó, đối với các vết thương sâu và chảy nhiều máu, nên đến các trung tâm Y tế để được tư vấn dự phòng phơi nhiễm HIV và thăm khám để có kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, nên đề phòng và cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp để tránh những tình huống khó xử xảy ra.

Bài biết đã phân tích các trường hợp có khả năng bị người nhiễm HIV cào chảy máu và nên làm gì sau khi bị cào. Trường hợp vết thương sâu và chảy nhiều máu thì nên đặc biệt chú ý hơn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt phụ huynh giúp cho các em nhỏ và học sinh, lứa tuổi còn chưa nhận thức được hết các mối nguy trong cuộc sống hiểu được các vấn đề này và liên quan đến HIV/AIDS.