tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 08-05-2020 Lượt xem : 3286

Cắt tóc có nguy cơ lây nhiễm HIV không? Nếu là thợ cắt tóc và đến một ngày có khách mắc phải HIV. Chắc hẳn đây cùng là câu hỏi của nhiều thợ cắt tóc khác nói chung và nhiều cửa hàng kinh doanh khác nói riêng. Sau đây là những con đường lây nhiễm HIV trực tiếp và cùng phân tích tình huống trên, bên cạnh đó tìm hiểu những việc nên làm nhanh nếu bị phơi nhiễm HIV.

 

Cắt tóc có nguy cơ lây nhiễm HIV không? 

Đối với những người ít tìm hiểu về HIV/AIDS, sẽ rất lúng túng nếu lần đầu gặp người nhiễm HIV. Mặc dù hiện nay ít có người kỳ thị những người nhiễm HIV, nhưng như thế nào là cách an toàn để phòng tránh được HIV và ứng xử hoà nhã với những người mắc phải HIV. Trước tiên, tìm hiểu qua về những con đường lây nhiễm HIV để hiểu rõ và cùng trả lời câu hỏi Cắt tóc có lây HIV không? 

Những con đường lây nhiễm HIV 

Đã có rất nhiều câu hỏi trong đời sống hàng ngày được đặt ra như: uống chung ly nước với người nhiễm HIV không? Cắt tóc có bị lây HIV không? Mặc chung quần áo với người nhiễm HIV có lây không?... Vậy, theo nghiên cứu đã công bố của tổ chức Y tế thế giới WHO: HIV/ AIDS chỉ lây nhiễm qua 3 con đường. 

Đường máu: 

  • Khi máu của người nhiễm HIV tiếp xúc vào vết thương hở của người khác. 
  • Khi dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ như dao cạo râu,... với người nhiễm HIV.
  • Các sản phẩm của máu người có nhiễm HIV tiếp xúc với vết thương hở của người khác. 
  • Khi đi xăm, xỏ khuyên, khám y tế từ các dụng cụ y tế chưa tiệt trùng kĩ. 

Tình dục không an toàn:

  • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người trong thời gian gần. 
  • Có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV.
  • Có cá hành vi liên quan đến quan hệ tình dục, có tiếp xúc với dịch sinh dục của người mắc HIV trong thời gian nhất định cũng có nguy cơ mắc HIV. 

Lây nhiễm từ mẹ sang con

  • Lây nhiễm trong quá trình mang thai( xảy ra trong tử cung) 
  • Lây nhiễm trong quá trình sinh con, chuyển dạ. 
  • Lây nhiễm thông qua việc cho con bú.  

Như vậy, hiện nay ngoài ba con đường lây nhiễm trực tiếp như trên, HIV không lây qua con đường trực tiếp nào khác. Mặc dù khi biết được cách HIV lây nhiễm nhưng trong cuộc sống có rất nhiều hoạt động có thể dẫn đến lây nhiễm gián tiếp mà chúng ta không thể chủ quan.

Khi cắt tóc có lây HIV không? 

Quay lại câu chuyện của anh thợ cắt tóc là: Cắt tóc có bị lây HIV không? Câu trả lời là có hoặc không còn tùy thuộc vào quá trình cắt tóc. Nếu có lây nhiễm, con đường lây nhiễm là thông qua đường máu, tức là có tiếp xúc với vết thương hở. Cùng phân tích 3 trường hợp có thể xảy ra:

  • Trường hợp 1: Khi người thợ hoặc khách hàng cắt tóc mắc phải HIV, quá trình cắt tóc diễn ra suôn sẻ, không gây ra vết thương hở, và tiếp xúc trực tiếp với máu của người mắc. Sau khi cắt tóc xong, sát trùng dụng cụ cắt tóc kỹ bằng dung dịch sát khuẩn. 
  • Trường hợp 2:  Như trên nhưng trong quá trình cắt tóc, gây ra vết thương hở 1 hoặc cả 2 người rồi tiếp xúc trực tiếp với nó thông qua các vết thương hở. Thì trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Trường hợp 3: Trong dụng cụ cắt tóc có máu của người mắc HIV, có thể là khách trước đó. Và khách đến sau, có sơ ý bị thương hoặc các khả năng khác nhưng vết thương đó tiếp xúc với dụng cụ cắt tóc. Thì trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các hoạt động trong đời sống hàng ngày nếu không trực tiếp nằm trong 3 con đường lây nhiễm thì sẽ không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Như uống chung ly nước, dùng chung bút, chén, nắm tay, ôm hôn,...Như vậy, cắt tóc có nguy cơ lây nhiễm HIV không là phụ thuộc và quá trình. Cũng như đa số các hoạt động hàng ngày khác. 

Nghi ngờ cắt tóc có bị lây HIV thì nên làm gì? 

Nếu chẳng may trong quá trình tạo kiểu tóc gặp một số sự cố hi hữu như tiếp xúc với vết thương người nhiễm HIV thì nên làm gì là hợp lý nhất. Phòng tránh sau phơi nhiễm hiệu quả nhất.

Sát trùng nhanh khi nghi nhiễm cắt tóc có lây HIV

Sát trùng nhanh trước khi đi khám. Nếu tại cơ sở tạo kiểu tóc có hộp dụng cụ y tế, nên nhanh chóng khử trùng vết thương bằng một trong các chất tẩy rửa y tế như:

  • Oxy già 3% nếu là các vết thương ngoài da do trầy xước,... 
  • Cồn 70% ( nếu hơn 70 độ thì cồn sẽ không còn tác dụng sát khuẩn)
  • Cồn I-ôt: là dung dịch giữa cồn và I-ôt, có tác dụng oxy hoá vi khuẩn.
  • Thuốc đỏ: có tác dụng sát khuẩn, làm khô vết thương.

Cho một lượng vừa đủ các dung dịch sát khuẩn với bông gạc rồi chấm lên vết thương là hoàn thành quá trình sát trùng. 

Tới các cơ sở Y tế khi nghi nhiễm cắt tóc có lây HIV.

Sau khi sát trùng bằng các loại dung dịch sát khuẩn đã nêu, chúng ta nên di chuyển đến Cơ sở Y tế gần nhất để được xem xét vết thương và chẩn đoán, từ có có những cách phòng và điều trị trước phơi nhiễm nếu có nguy cơ phơi nhiễm. Cắt tóc có lây HIV hoặc bất kỳ hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV gián tiếp tương tự nên xử lý như trên. Phòng khám đa khoa TPHCM là cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV nhanh chóng và có kết quả chính xác tại Quận 1. Nhanh tay đăng ký gói khám chỉ 100k, combo khám chỉ 199k để biết tình trạng hiện tại của bạn. Bằng cách nhấn vào biểu tượng "Đăng ký tư vấn" hoặc nhắn tin vào khung chat để chat trực tiếp với điện thoại viên. Để lại số điện thoại nếu bạn đang bận, chúng tôi sẽ liên lạc lại bạn nhanh nhất. 

Bài chia sẻ ngắn này đã cung cấp thông tin về 3 con đường truyền nhiễm HIV/AIDS, phân tích nguy cơ lây nhiễm từ việc cắt tóc. Bên cạnh đó là trả lời câu hỏi: “Cắt tóc có nguy cơ lây nhiễm hiv không?” và cách xử lý nhanh, thăm khám khi có những trường hợp sự cố xảy ra. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho những người đang gặp tình trạng tương tự.