tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 11-05-2020 Lượt xem : 991

Nữ giới đi cầu ra máu có nguy hiểm không? là câu hỏi mà chị em thường thắc mắc gần đây. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Hầu hết trong số đó đều là những căn bệnh rất nguy hiểm. Có thể nói dấu hiệu này là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta biết cơ thể đang bị tổn thương. Sau đây là những nguy hiểm từ hiện tượng này và một số cách điều trị hiệu quả.

 

Hiện tượng nữ giới đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Với những hiện tượng khác thường của cơ thể, có thể đoán được những nguyên nhân là mắc một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc có liên quan. Mà các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra sự khó chịu và bất tiện cho người mắc phải. Tìm hiểu khái niệm để nhận biết đúng hiện tượng này và mối nguy hiểm chúng ta có khả năng gặp phải.

Đi cầu ra máu ở nữ giới là gì?

Đi cầu ra máu( hay còn gọi là ỉa ra máu) là khi hậu môn bị chảy máu lên phân, hoặc phân có lẫn máu. Số lượng máu ít hoặc nhiều, có thể chỉ dính vào giấy vệ sinh hoặc chảy ra thành giọt, tia. 

  • Đi cầu ra máu còn lẫn máu còn kèm theo những biểu hiện như:
  • Bị đau bụng
  • Bị táo bón, chướng bụng, 
  • Phân lỏng, dẹt
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Máu có màu đen, vón cục 

Khi nữ giới đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi những nguyên nhân xuất phát từ hệ tiêu hóa là rất nhiều. Khi đi cầu ra máu, rất có thể đang mắc các bệnh sau đây:

Mắc bệnh trĩ: Những người mắc trĩ giai đoạn đầu có thể thấy có máu trong phân ít. Lâu dần, máu ngày càng nhiều hơn do bệnh càng nặng.

Mắc bệnh áp xe hậu môn: Khi ổ áp xe bị vỡ ra, khu vực hậu môn sẽ có hiện tượng chảy nhiều dịch mủ, máu. Xuất hiện nhiều khi đi ngoài. Ở phụ nữ thường kèm theo triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đau nhức dữ dội ở bụng và hậu môn.

Mắc bệnh kiết lỵ: Khi mắc bệnh này máu thường lẫn với phân và có kèm theo chất nhầy. Đại tiện nhiều lần trong ngày.

Bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục(STIs): Mắc các bệnh xã hội cũng làm xuất hiện máu trong khi đi cầu ở nữ do hậu môn bị lở loét. Như bệnh Lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục.

Nứt kẽ hậu môn hoặc viêm ống hậu môn: Sự xuất hiện của những kẽ nứt, làm sưng tấy hậu môn, có máu và rất đau đớn. Kể cả khi ngồi và đi ngoài. 

Bị sa trực tràng: Xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.

Mắc bệnh viêm dạ dày ruột: Thường là do nhiễm khuẩn. 

Viêm túi thừa: Xuất hiện ở những người ít ăn rau củ quả và các thực phẩm nhiều chất xơ. Túi thừa xuất hiện tại đại tràng, và khi nó chảy máu thì máu lẫn với phân. 

Bị xuất huyết đường tiêu hóa.

Viêm loét đại trực tràng: Đại trực tràng là đường cuối của ống tiêu hóa. Khi bộ phận này bị loét gây ra hiện tượng đi cầu ra máu.

Nhồi máu ruột non: Do tắc mạch mạc treo

Polyp đại trực tràng: Là khi sản sinh ra những khối u nhỏ có tên là Polip do lớp niêm mạc ở ruột tăng sinh quá mức. Đây là những cục thịt thừa ra. Có nguy cơ ung thư cao. 

Ung thư dạ dày: Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, các khối u vỡ ra dẫn đến máu trong phân lúc đi cầu.

Ung thư đại - trực tràng: Thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm loét ruột già, polip trực tràng lâu năm.

Những bệnh này khiến cho bệnh nhân khó chịu, ngứa rát khi đi đại tiện. Kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, gây lo lắng và sợ hãi khi đi cầu. Hơn nữa, có thể dẫn đến việc chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp,...do mất máu nhiều ở những trường hợp nặng. Vậy có những phương án nào giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng trên?

Phương pháp điều trị nữ giới đi cầu ra máu hiệu quả?

Những bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi cầu ra máu bắt nguồn từ hệ tiêu hóa con người. Do đó, việc chữa trị bệnh ở nam và nữ là giống nhau. Điều trị về hệ tiêu hóa là cả một quá trình dài bởi những bệnh lý trên bắt nguồn chủ yếu từ thói quen ăn uống và thời gian nạp thức ăn của bệnh nhân. 

Điều trị nữ giới đi cầu ra máu bằng thảo dược

Theo nghiên cứu cho thấy, nhiều loại thảo dược có tác dụng cầm máu và giảm các triệu chứng như chảy máu, đau ở hệ tiêu hóa. 

Một số loại thảo dược thường dùng là:

  • Trà cam thảo: Rễ cam thảo có tác dụng cầm máu, kháng viêm trogn  đường tiêu hóa. Do có chứa axit glycyrrhizic. Ngoài ra nó còn ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa lão hóa.
  • Canh mộc nhĩ hầm táo đỏ: Loại canh này giúp ngăn ngừa thiếu máu và chống đại tiện ra máu.
  • Nước ép bắp cải: Giúp làm dịu và giảm các vết loét ở dạ dày, đại tràng, bổ sung thêm chất xơ tốt cho dạ dày. Đi ngoài đều đặn hơn, giảm bớt các hiện tượng đi ngoài ra máu.

Chữa trị nữ giới đi cầu ra máu bằng thuốc

Hiện nay có một số loại thuốc giúp điều trị các bệnh có biểu hiện là đại tiện ra máu. Tuy nhiên, bệnh nhân chưa nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên thăm khám và có sự tư vấn của các bác sĩ để được kê thuốc tốt nhất. Không khuyến khích các trường hợp tự đoán bệnh và mua thuốc về uống có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn và bệnh càng nặng thêm.

Chữa trị nữ giới đi cầu ra máu bằng các phương pháp khác

Ngoài 2 cách trên, những phương pháp ngoại khoa cũng là những phương pháp đặc biệt hiệu quả để chữa tình trạng đi cầu ra máu ở cả nữ và nam giới. Các bệnh như trĩ, ung thư, viêm,... cần có sự can thiệp bằng các kỹ thuật y tế để cải thiện tình hình nhanh chóng hơn. 

Bên cạnh đó là kết hợp những đơn thuốc của bác sĩ, và những chỉ định về giờ giấc ăn uống, chế độ tập luyện, nghỉ ngơi để cơ thể cải thiện hiệu quả nhất. 

Hiện nay, phòng khám đa khoa TPHCM chuyên tư vấn cho những bệnh nhân gặp phải tình trạng đại tiện ra máu kèm theo những dấu hiệu khác. Để được các y bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Đăng ký nhanh để áp dụng gói khám chỉ 100k và goi combo khám chri 199k bằng cách nhắn số điện thoại và các triệu chứng vào khung chat ben ephair màn hình. Hoặc gọi điện cho điện thoại viên để được hỗ trợ.

Vậy, bài viết trên đã trả lời câu hỏi: “Nữ giới đi cầu ra máu có nguy hiểm không?” và chia sẻ những phương pháp điều trị bệnh cho các bạn. Mong rằng các bạn sớm cải thiện và tuân theo chỉ định của các bác sĩ!