Thai chết lưu phải làm thế nào? Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
Thai chết lưu phải làm thế nào cho đúng? Rất nhiều trường hợp không có hoặc ít kiến thức về thai lưu nên không phát hiện sớm được các dấu hiệu bất thường của thai. Dẫn đến tình trạng phát hiện thai lưu quá trễ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Vậy tình trạng này là như thế nào? Giải pháp nào khi gặp thai lưu?
Tình trạng thai lưu là gì?
Hiện nay, tình trạng thai lưu đang xảy ra nhiều và không phụ nữ nào mong muốn điều này xảy ra. Để có phòng tránh tình trạng thai lưu, tìm hiểu thêm thông tin và nguyên nhân gây ra, chị em cần hiểu được khái niệm về thai chết lưu và những nguyên nhân, dấu hiệu của nó.
Hiện tượng thai lưu là gì?
Thai lưu hay (còn gọi là thai chết lưu) là tình trạng khi ngừng phát triển khi thai vẫn đang trong thai kỳ. Thai lưu thường bị vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thai chết lưu quá lâu trong cơ thể không được lấy ra sẽ gây nhiễm trùng nặng cho tử cung và những biến chứng rất nguy hiểm khác. Thậm chí đe dọa đến tính mạng thai phụ. Liệu có cách nào nhận biết sớm thai lưu?
Thai lưu thì phải làm sao để phát hiện?
Quá trình mang thai là quá trình vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Thai phụ cần có những kiến thức về thai dưỡng và các kiến thức liên quan. Nếu có những dấu hiệu sau, thai phụ nên đi khám để biết chính xác có phải đang bị thai lưu hay không:
- Thấy ra máu đen ở âm đạo.
- Sữa non tự nhiên tiết ra, bụng có cảm giác nặng nề, có thể hơi đau
- Không còn cảm giác ốm nghén.
- Không nghe thấy nhịp tim thai.
- Thai nhi nhiều tuần tuổi nhưng không thấy có chuyến động.
Nguyên nhân thai lưu do đâu?
Có hai trường hợp xảy ra tình trạng thai lưu đó là do người mẹ và do thai nhi.
Trường hợp do thai phụ:
- Tình trạng thai nghén bị nhiễm độc tố.
- Mang thai ở độ tuổi nhỏ (khoản 15 tuổi) hoặc có thai khi quá 35 tuổi.
- Do làm việc quá sức lực.
- Do mắc các bệnh lý về tim mạch, hệ bài tiết và bệnh xã hội,...
- Do chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không lành mạnh.
Trường hợp do thai nhi:
- Có thể do rối loạn nhiễm sắc thể, não úng thủy.
- Do bánh nhau thai bị nhão hay phù rau thai.
- Dây rốn bị xoắn và bánh rau bị bong ra.
- Do lượng nước ối bất thường.
Từ đó, chị em nên lưu ý và khám thai đều đặn. Và bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ cho cơ thể và thai nhi.
Thai chết lưu phải làm thế nào cho đúng?
Khi thai bị lưu, sẽ dần dần phân hủy trong tử cung thai phụ. Các vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và phát triển, nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đối với những trường hợp tuổi thai khác nhau sẽ có những cách xử lý phù hợp khác nhau.
Dưới 7 tuần tuổi thai chết lưu phải làm sao?
Những trường hợp thai lưu dưới 7 tuần tuổi thì có thể tự tiêu biến. Nên không cần sử dụng các biện pháp tác động y tế nào. Tuy nhiên thai phụ không nên cần sự hướng dẫn chăm sóc và kiểm tra chính xác thể trạng và tử cung có ổn định hay chưa. Giảm thiểu tối đa đến sức khỏe sinh sản về sau.
Cách xử lý thai lưu an toàn sau 7 tuần tuổi
Trường hợp thai nhi từ 7 tuần tuổi, thai phụ cần đến các cơ quan y tế để thực hiện đưa thai ra ngoài. Đối với thai 7 tuần tuổi có 2 cách xử lý đó là sử dụng thuốc hoặc hút thai chân không. Đối với các tuổi thai từ 8 tuần tuổi, có 3 phương pháp xử lý thai chết lưu là: kích thích gây chuyển dạ, hút thai và mổ lấy thai.
Phương pháp kích thích chuyển dạ
Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Trường hợp thai lưu trong tử cung thời gian dài sẽ có nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho thai phụ. Các phương pháp được dùng để kích thích chuyển dạ là: Phương pháp Stein cải tiến, truyền oxytocin tĩnh mạch đơn thuần, dùng Prostaglandin.
Phương pháp Nong cổ tử cung và hút thai
Cách này áp dụng cho các trường hợp thai chết lưu và tử cung có chiều cao dưới 8cm. Đây là một thủ thuật khó bởi khi thai chết lưu, nhau thai xơ hóa sẽ bám chặt vào tử cung, còn thai sống sẽ dễ lấy hơn. Dùng thuốc co hồi tử cung và giảm đau, kháng sinh cho thai phụ sau khi nạo thai. Cần theo dõi tình trạng xuất huyết ở âm đạo sau khi lấy thai để chăm sóc phục hồi phù hợp.
Phương pháp mổ lấy thai
Những trường hợp không thể chuyển dạ hay nạo hút thông qua âm đạo sẽ được thực hiện mổ để lấy thai ra. Phương pháp mổ tương tự như mổ sinh thông thường.
Khi thai không còn sự sống nhưng vẫn ở trong tử cung của người mẹ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa và hoại tử. Người mẹ bị nhiễm trùng và nguy hiểm đến tính mạng. Nhấn ngay vào khung chat phía bên phải để trao đổi các thắc mắc của bạn với các tư vấn viên chúng tôi. Phòng khám Đa khoa TPHCM là phòng khám chuyên khám chữa các bệnh phụ khoa, khám thai, thực hiện đình chỉ thai có giấy phép hoạt động. Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tận tình và trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng được yêu cầu y học.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những kiến thức về thai lưu và giải đáp khi thai chết lưu phải làm thế nào cho các bạn. Các bạn cần quan tâm nhiều hơn và bổ sung thêm kiến thức về thai nhi.