tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 08-05-2020 Lượt xem : 1067

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa hiện đang là cách phổ biến chữa trị bệnh viêm tai giữa tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở đa số trẻ nhỏ. Viêm tai giữa vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng vì nếu biến chứng thì có thể ảnh hưởng đến não và thần kinh của trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc kháng sinh và tác dụng của nó trong việc điều trị bệnh. 

 

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dùng như thế nào?

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc hay các phương pháp khác là sự kiểm soát sự nhiễm trùng và loại bỏ dịch tiết còn ứ đọng trong tai và phục hồi chức năng nghe của tai. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa phổ biến rộng rãi tại các bệnh viện và cơ quan y tế. Sau đây là một số loại và tác dụng phụ của nó. 

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa, tuy nhiên bài viết này giới thiệu 2 loại được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh và các nhà thuốc. 

  • Thuốc Clindamycin dạng viên uống: uống cách 6h 1 lần. 
  • Dành cho người nhẹ và trung bình: 150mg-300mg/ lần
  • Dành cho những người nhiễm khuẩn nặng: 450mg/lần 
  • Dành cho trẻ em: 3-6mg/ lần 

Thuốc Amoxicillin - Clavulanate biệt dược là Augmentin: uống hoặc tiêm. 
Dùng tiêm: Liều tiêm là 80mg/ kg/ ngày.Thuốc 1 lọ là 1,2g. Người lớn dùng 1 lọ/ 8 giờ, 3 lọ/ 1 ngày. 
Dùng uống: Người lớn uống 625mg/ 2-3 lần/ ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi uống 25-50mg/ kg/ ngày. Không nên dùng quá 14 ngày. 

Tác dụng phụ của kháng sinh trị viêm tai giữa 

Như đã biết, thuốc kháng sinh nói chung,nói riêng là loại thuốc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, khi đi vào cơ thể, các vi khuẩn mà thuốc “gặp trên đường di chuyển” sẽ bị tiêu diệt và ngăn cản phát triển. Bởi thuốc không phân biệt được những vi khuẩn có lợi của đường ruột trong cơ thể. 

Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh có tốt không? Thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa cũng như hầu hết các loại thuốc kháng sinh khác là đều có tác dụng phụ. Tuỳ thuộc vào liều lượng dùng thuốc, mức độ thường xuyên dùng thuốc,...mà tác dụng phụ cũng khác nhau. Nhưng những tác dụng phụ cơ bản là buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng,... 

Như vậy, hãy uống  kháng sinh chữa trị viêm tai giữa kèm với các thuốc đặc trị khác theo đơn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tự ý mua thuốc về uống có thể gặp những tình trạng không mong muốn và bệnh nặng hơn.

Khi điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh có tốt không?

Việc điều trị viêm tai giữa có tốt hay không trước tiên phải xét thời điểm điều trị thì bệnh đang ở giai đoạn nào. Bệnh viêm tai giữa cấp thông thường được chia thành 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng là: Giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Trong từng giai đoạn của bệnh thì bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Tác dụng chữa trị của các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa

  • Thuốc kháng sinh (hay còn gọi là thuốc kháng khuẩn) hoạt động với cơ chế là tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn ở tai giữa. 
  • Tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn.
  • Ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.
  • Ngăn chặn khả năng sản xuất protein của vi khuẩn. 

Có những loại thuốc kháng sinh phổ rộng là kháng sinh có thể phản ứng với nhiều loại vi khuẩn, còn những loại thuốc kháng sinh phổ hẹp là những loại thuốc kháng sinh có thể phản ứng với một số loại vi khuẩn nhất định. Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh sẽ giúp tấn công và ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn. Từ đó, có thể thấy kháng sinh hiện nay là loại thuốc hiệu quả để chữa bệnh viêm tai giữa. 

Nên khi có các triệu chứng của bệnh như thường xuyên đau nhức ở tai, khó chịu trong tai, ù tai, tai đỏ và viêm, sốt, ngứa, giảm thính lực,... nên đến nay các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán. 

Trường hợp nếu phát hiện sớm và dùng kháng sinh trị viêm tai giữa thì không đáng lo ngại.
Trường hợp phát hiện muộn, tình trạng kéo dài, vi khuẩn sinh sôi gây ra tổn thương nặng ở tai, ảnh hưởng đến màng nhĩ, thậm chí nếu dịch tiết liên tục qua màng nhĩ sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng thần kinh mặt, xơ hóa màng nhĩ, viêm xương chũm,...Tệ hơn, có thể dẫn đến biến chứng xảy ra trong sọ như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,... hoặc có thể gây tử vong. 

Theo dõi sau khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa 

Phụ huynh trẻ lưu ý, sau 48 đến 72 giờ kể từ thời điểm dùng thuốc theo đơn mà không có dấu hiệu cải thiện ở trẻ. Cần tái khám để được chẩn đoán và khám xét nguyên nhân và xem xét đổi thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa kịp thời.

Phòng khám đa khoa TPHCM là cơ sở chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa và nhiều bệnh khác uy tín, là một sự lựa chọn nếu bạn đang mắc viêm tai giữa không dứt. Đăng ký khám nhanh với gói khám chỉ 100k, combo khám chỉ 199k bằng cách gửi SĐT và triệu chứng của bạn vào khung chat bên phải màn hình hoặc gọi điện đến SĐT 0287.300.9728 để gặp trực tiếp tư vấn viên.

Các trường hợp cải thiện khác nên duy trì theo lịch trình điều trị và đơn thuốc của bác sĩ, nếu bất kì có biểu hiện khác thường nào và sau khi sử dụng hết thuốc, nên tái khám để kiểm tra hiệu quả của việc điều trị.  

Lưu ý không tự ý chẩn đoán, mua về tự chữa trị tại nhà và chỉ hỏi các dược sĩ tại quầy thuốc điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh có tốt không? Tránh trường hợp đau tai, tai chảy mủ,... mua thuốc uống, sau đó hết triệu chứng(bớt đau) thì nghỉ uống thuốc. Đây là thực trạng phổ biến hiện nay của nhiều người đang mắc viêm tai giữa. Nên dừng biện pháp này và đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị tận gốc, kê đơn có hiệu quả nhất. 

Bài viết này đã giới thiệu về công dụng và tác dụng phụ và trả lời câu hỏi thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa Nếu có bất kỳ dấu hiệu và nghi ngờ gì về bệnh, xin mời đến ngày các trung tâm y tế để được khám và chữa trị hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ hữu ích với các bạn!