tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Phòng Khám Đa Khoa Việt Khang Thủ Đức

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 08-05-2020 Lượt xem : 3048

Xài khăn chung người bệnh HIV có bị nhiễm không? Khi virus HIV lây nhiễm thông qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. HIV/AIDS lây nhiễm qua đường tình dục bởi virus HIV hiện diện trong dịch tình dục, rất ít trong nước bọt, nước tiểu,...Do đó, trường hợp dùng chung khăn có nguy cơ lây nhiễm. Vậy nó lây nhiễm như thế nào?

 

Khi xài khăn chung người bệnh HIV có bị nhiễm không?

Hiện nay, khi chúng ta có nhiều kiến thức về cuộc sống hơn, hiểu biết hơn, thì thái độ đối với những sự việc trong cuộc sống cũng nhẹ nhàng hơn. Tương tự như vậy, việc tiếp xúc với người nhiễm HIV và sống chung hiện nay cũng khá nhiều tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi HIV/AIDS lây nhiễm qua những con đường nhất định chứ không “bất thình lình” lây nhiễm sang người khác.

Các con đường lây nhiễm HIV hiện nay

Như chúng ta đều biết, HIV lây qua ba con đường đó là đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây từ mẹ sang con. Như vậy, ngoài 3 trường hợp trên, các trường hợp khác đều sẽ không lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, HIV chỉ có thể sống trong môi trường máu, môi trường tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ, nước ối, có rất ít trong nước mắt, nước bọt, nước tiểu.

Thông thường các hoạt động hàng ngày như ăn uống chung, nắm tay, ôm, hôn sẽ không bị lây nhiễm HIV. Vì các hoạt động này không nằm trong những con đường trực tiếp lây nhiễm HIV. Nhưng còn các con đường gián tiếp có xảy ra nguy cơ lây nhiễm HIV hay không?

Trong cuộc sống, theo tính chất đa dạng của các hoạt động hàng ngày liệu bạn có thể khẳng định 100% bạn luôn phòng tránh tốt lây nhiễm HIV khi sống chung với người nhiễm HIV hoặc người khác? Cùng phân tích vài tình huống ví dụ để hiểu rõ điều này. 

Nếu dùng chung khăn mặt có bị lây HIV không? 

Hiện tại với câu hỏi đang chưa đủ dữ kiện để có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên trường hợp phơi nhiễm thông qua các niêm mạc mắt, mũi, họng từ khăn mặt đều có khả năng xảy ra.  Sau đây là 3 trường hợp phổ biến khi sử dụng khăn chung khăn mặt với người nhiễm HIV.

Trường hợp 1: Da mặt cả 2 người có lành lặn hay không? 

Nếu da mặt cả 2 đều lành lặn, việc dùng chung khăn mặt có bị lây HIV là hiếm xảy ra.Tuy nhiên, bạn nên dừng việc dùng khăn chung với người nhiễm HIV. Vì sẽ xảy ra những tình huống bất ngờ, HIV sẽ lây nhiễm do tính chủ quan. 

Trường hợp 2: Nếu da mặt không có vết thương nhưng có máu của người nhiễm HIV. Trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc các niêm mạc mắt , mũi, họng với máu người bệnh. 

Trường hợp 3: Nếu da mặt có vết thương hở nào nhưng lại có máu của người nhiễm HIV. Trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất trong 3 tình huống thông qua vết thương hở và niêm mạc. 

Ở cả 3 trường hợp này, 2 trường hợp sau có nguy cơ lây nhiễm cao hơn trường hợp đầu tiên. Tuy nhiên, bạn đừng nên lo lắng quá, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào vết thương lớn hay nhỏ, máu nhiều hay ít. 

Như vậy có thể thấy, xài khăn chung người bệnh HIV có bị nhiễm không còn phụ thuộc vào trường hợp. Nhưng đây là hành vi có xác suất cao lây nhiễm HIV từ người qua người khác một cách gián tiếp bằng đường máu, sự tiếp xúc của dịch tinh dục trên khăn vào niêm mạc mắt, mũi, họng.

Nếu dùng chung khăn tắm có bị lây HIV không? Nên làm gì?

Ngoài khăn mặt , còn có những loại khăn khác như khăn tắm, khăn lau tay, chân, vệ sinh,...Cuộc sống bận rộn hơn bắt buộc con người chỉ tập trung ghi nhớ những công việc quan trọng. Khi sử dụng có khác nhau gì hay không? Mức độ nguy hiểm thế nào?

Tại sao có khả năng nghi nhiễm từ khăn tắm?

Tương tự như như khăn mặt, sử dụng chung khăn tắm cũng có xác suất lây nhiễm HIV. Như đã biết, virus HIV có ở trong dịch sinh dục của người nhiễm HIV, có rất ít trong nước tiểu, nước bọt, nước mắt. Nếu khăn mặt chỉ sử dụng trên khuôn mặt thì khăn tắm sử dùng cho cả cơ thể. Ngoài việc xuất hiện nguy cơ lây nhiễm gián tiếp thông qua máu, còn có nguy cơ lây nhiễm gián tiếp thông qua dịch sinh dục và virus HIV còn sống trong các môi trường khác của người nhiễm như nước tiểu, nước mắt, rất ít trong nước bọt.

Mặc dù dịch sinh dục khi ra ngoài cơ thể sẽ bị “chết” trong thời gian nhất định nhưng cần phòng tránh tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Và chúng ta cũng không biết chắc chắn là có an toàn hay không. Để bảo vệ bản thân khỏi đại dịch HIV và những người khác xung quanh. Không nên chủ quan từ những điều nhỏ nhất. Những thói quen phòng tránh là biện pháp hữu hiệu nhất để không phải lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV. Vậy, hiếm khi dùng chung khăn tắm có bị lây HIV.

Nên làm gì khi đang lo lắng nghi nhiễm HIV

Tránh dùng chung khăn với người nhiễm HIV và không nên chủ quan. Hãy nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn dự phòng lây nhiễm, xét nghiệm sớm và chính xác nhất. Trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi phát hiện có nguy cơ phơi nhiễm, nếu dùng thuốc ART chuyên trị thì sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV. 

Để yên tâm hoàn toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm liệu có nhiễm HIV hay không tại các cơ sở có điều hiện test HIV được cấp phép như các bệnh viện và phòng khám đa khoa trên địa bàn. Phòng khám đa khoa TPHCM là địa chỉ tư vấn dự phòng trước và sau phơi nhiễm uy tín với đầy đủ dụng cụ thiết bị y tế cung cấp tốt nhất cho bệnh nhân. 

Như vậy, bài viết đã phân tích và trả lời câu hỏi và phân tích tình huống sử dụng về “Xài khăn chung người bệnh HIV có bị nhiễm không?” có nguy cơ lây nhiễm không và các hoạt động hàng ngày khác. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn có sự hình dung rõ hơn về các phòng chống HIV, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.